Hướng dẫn cách lát sàn gỗ chi tiết từ A đến Z

    Trang chủ \ Tin tức & Sự kiện \ Góc tư vấn

Sàn gỗ đang trở thành vật liệu lót sàn được yêu thich nhờ có nhiều tính năng vượt trội, những tính năng đó có thể phát huy hết tác dụng nếu lắp đặt đúng cách. Tuy nhiên mỗi người sẽ có những cách lát sàn gỗ khác nhau nhưng về cơ bản, chúng đều có chung 1 quy trình. Hãy cùng Sàn Gỗ Lê Hòa tìm hiểu chi tiết về quy trình lát sàn gỗ qua bài viết dưới đây nhé.

Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi lát sàn

1. Máy cắt sàn gỗ

Ba loại máy chuyên dụng được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp có thể kể đến là máy cắt sập và máy cầm tay.

  • Máy cắt sập: Là một loại máy cắt gỗ có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển nên có thể đem theo trong mọi công trình. Máy cắt sập có thể cắt tất cả những loại gỗ, kể cả loại gỗ cứng nhất.
  • Máy cắt cầm tay: Loại máy này được dùng để cắt cạnh sàn gỗ hay cắt tạo hình tấm ván gỗ ở những vị trí sàn nhà có góc cạnh. Bên cạnh đó, máy còn được dùng để cắt cửa khi sàn nhà và cửa không có khoảng trống.
  • Máy mài sàn: Loại máy này được dùng để

2. Xốp lót sàn

Đây là dụng cụ bắt buộc được sử dụng để lót sàn trước khi đặt ván sàn. Lớp lót này có vai trò làm lớp chống ẩm từ bên dưới cho sàn gỗ, giảm thiểu hiện tượng cong vênh, phồng rộp gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tuổi thọ của sàn. Khi sử dụng tấm bảo vệ sẽ tránh được hiện tượng sàn bị mất liên kết do bị ảnh hưởng bởi độ cân bằng của nền, các tấm ván được cố định chắc chắn, không gây ra hiện tượng sàn bị kêu sau khi đi vào sử dụng.

3. Nẹp sàn gỗ

Nẹp có tác dụng cố định bề mặt sàn, giúp nẹp gắn chặt vào rãnh ở phần để nẹp. Nẹp còn giúp che đi các khoảng hở giữa các tấm ván với các phần tiếp giáp như tường, lối ra vào ở các cửa phòng,... Tạo sự chắc chắn cho tổng thể công trình, che đi các khoảng hở tránh mối mọt đục khoét, chống nước tràn.

4. Len ( phào) chân tường

Đây là sản phẩm khá quan trọng trong việc hoàn thiện công trình lắp đặt sàn ván gỗ. Len tường được lắp vuông góc với mặt sàn hoặc trên tường giúp cố định các tấm ván được liên kết chặt chẽ với mặt nền. Ngoài ra, phụ kiện này còn để che đi các khoảng trống bù giãn nở cho sàn khi thay đổi nhiệt độ. Sản phẩm giúp cho nền sàn ốp gỗ tránh bị mối mọt xâm nhập vào cốt gỗ, sàn không bị ấm mốc trong khi sử dụng hay khi gặp nước.

Hướng dẫn cách lát sàn gỗ chi tiết

Bước 1: Vệ sinh bề mặt nền nhà

Bước đầu tiên cần thực hiện đó là xử lý bề mặt nền nhà sao cho bằng phẳng, không bám bụi bẩn. Như vậy thì sàn nhà mới không bị vênh hay hỏng hèm khóa, phát ra âm thanh khi sử dụng. Dù được lắp đặt ở bất kỳ bề mặt nào như: mặt bê tông, sàn gạch men hay nền đá thì đây cũng là bước quan trọng cần phải làm.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo bề mặt sàn nhà khô và cứng để sàn gỗ không bị lún. Nếu như mặt nền bị ướt sẽ làm cho sàn gỗ bị trương nở, dẫn đến hiện tượng phồng rộp. Vậy nên phải làm khô bề mặt sàn trước khi lát.

Bước 2: Trải lớp lót sàn

Đối với loại ván sàn có độ dày tương đối mỏng như sàn gỗ công nghiệp 8mm thì các chuyên gia và nhà sản xuất thường khuyến khích người tiêu dùng sử dụng lót sàn có tính ổn định cao như lót cao su để tăng thêm phần chắc chắn khi di chuyển. Có thể trải lớp lót theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, đảm bảo lớp lót này được trải thật phẳng và phủ kín bề mặt nền nhà. Lưu ý chỉ trải một lớp và không xếp chồng các lớp lên nhau.

Bước 3: Tiến hành lát sàn

Có thể lắp đặt ván sàn theo nhiều phương pháp lát thẳng truyền thống hoặc lát sàn xương cá. Đối với sàn xương cá thì yêu cầu kỹ thuật cao hơn sàn thẳng, các tấm cán sàn được phân thành 2 vế A và B để dễ dàng phân biệt và lắp ghép. Lát sàn gỗ theo tứ tự từ góc phòng ra giữa phòng, lưu ý lát sàn cùng chiều ánh sáng để làm nổi bật màu sắc và đường nét vân gỗ. Trong quá trình lắp đặt cần chừa lại một khoảng tối thiểu là 10 – 12mm giữa tường và mép sàn gỗ để sàn có không gian giãn nở trong trường hợp thay đổi nhiệt độ, thời tiết. 

Bước 4: Lắp phụ kiện

Sau khi các tấm sàn gỗ đã được lắp khít vào nhau thì chuyển sang bước lắp phụ kiện. Phụ kiện có vai trò che những khe hở, cố định mép của sàn và ép sàn gỗ xuống nền. Những loại phụ kiện cần có như: nẹp nhựa, nẹp inox, phào gỗ tự nhiên chân tường, phào gỗ công nghiệp chân tường,...

Lưu ý, bạn cần chọn phụ kiện sao cho có màu sắc phù hợp với tông màu của sàn gỗ để có thể đảm bảo tính thống nhất và mang lại giá trị thẩm mỹ cao  cho công trình.

Bước 5: Kết thúc quá trình lát sàn

Cuối cùng để kết thúc quá trình lát sàn bạn cần sử dụng nẹp chứ F để che kín khoảng cách giữa chân tường với ván sàn cuối. Cần tiến hành vệ sinh bằng cách hút bụi và lau sàn bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc lau sàn bằng khăn bông ẩm.

Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công lát sàn uy tín

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp sàn gỗ và dịch vụ lắp sàn gỗ để khách hàng lựa chọn. Trong đó, Sàn gỗ Lê Hòa là một hệ thống được rất nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Là công ty có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân phối và thi công sàn gỗ công nghiệp. Sản phẩm của Lê Hòa rất đa dạng, có hàng tự sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển và có thương hiệu trong thị trường sàn gỗ như: Đức, Pháp, Thái Lan, Malaysia…

Bạn đang phân vân hay thắc mắc hãy liên hệ với Sàn Gỗ Lê Hòa để được tư vấn giải đáp nhé!

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT ĐỨC

Trụ sở chính: Số 39/57 Mễ Trì - Nam Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại: 0988 553 839 | 0942 776 886

Email: sangolehoa@gmail.com