Gỗ MDF là gì? Có nên sử dụng gỗ MDF hay không?
-
Trang chủ
\ Tin tức & Sự kiện \ Góc tư vấn
Trên thị trường sản xuất sàn gỗ như hiện nay, có 3 loại gỗ ép phổ biến đó là HDF, MDF, MFC. Trong số đó thì loại gỗ MDF là loại gỗ được định vị là dòng gỗ ép phố thông nhất, nó không phải là dòng sản phấm quá cao cấp nhưng cũng không phải là loại chất lượng kém. Nó vừa giúp giảm thiểu các tác động đến từ môi trường rừng vừa đáp ứng được nhu cầu giá rẻ cho người dùng. Vậy gỗ MDF là gì? Và có nên sử dụng gỗ MDF hay không? Hãy cùng Sàn gỗ Lê Hòa tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Vậy gỗ MDF là gì? Cấu tạo của nó như thế nào?
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là loại gỗ công nghiệp ván sợi có mật độ gỗ trung bình. Gỗ MDF được sản xuất từ gỗ tự nhiên, vụn gỗ trải qua quá trình nghiền, tách sợi và sấy khô. Sau đó nó sẽ được phủ nhựa ure fomandehit với các chất kết dính và một số chất phụ gia thích hợp, sau đó được đem đi ép nóng. Mật độ của ván sợi MDF sẽ là 0,4 ~ 0,8 g / cm3.
Cấu tạo của gỗ MDF
Cấu tạo cơ bản của một tấm gỗ ép MDF bao gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, sáp chống ẩm, chất bảo vệ, bột trộn vô cơ. Các thành phần được ép nén dưới áp lực với tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3. Bột gỗ ở dạng khá mịn. Tuy nhiên, vẫn còn các dăm gỗ trong kết cấu kết hợp với bột độn đem lại độ cứng và chắc chắn tương đối cao cho loại gỗ công nghiệp này. Sáp chống ẩm và các chất bảo vệ chống mối mọt, nấm mốc sẽ giúp gỗ MDF không bị hư hại trong nhiều điều kiện sử dụng.
Các loại gỗ MDF
Gỗ MDF thường
Phổ biến nhất là loại gỗ tấm MDF thường. Tất cả những tấm ván ép này với đặc điểm dễ nhận biết sẽ có màu trắng đục tự nhiên của gỗ. Loại này được sử dụng khá rộng rãi vì giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu người dùng. Để đáp ứng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, tấm gỗ này còn được phủ một lớp sơn PU hoặc trên các bề mặt trang trí từ gỗ Melamine hoặc Laminate để đem lại vẻ đẹp thời thượng hơn cho không gian ngôi nhà của bạn. Gỗ MDF phủ Melamine là lớp phủ bề mặt được sử dụng khá phổ biến cho các loại ván gỗ công nghiệp hiện nay. Gỗ MDF loại thường khá bền nên sẽ ứng dụng được nhiều trong cuộc sống.
Gỗ MDF chống cháy
Trên thực tế, ván gỗ MDF không thể chống cháy hoàn toàn mà chỉ làm giảm đi khả năng bắt lửa hay giảm khói độc. Không có một loại gỗ nào mà không cháy trong lửa. Do vậy, mà loại ván ép công nghiệp này được ứng dụn rất phổ biến để làm cửa, vách ngăn chống cháy ở những khu vực đông dân cư các tòa văn phòng cao ốc, dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí,...
>>> Bạn có thể tham khảo qua: sàn gỗ Ruby Floor Malaysia
Gỗ ván MDF chống ẩm
Ván MDF chống ẩm sẽ được tăng thêm thành phần sáp hoặc keo chịu ẩm để đáp ứng được khả năng chịu nước cho sàn gỗ. Bên cạnh đó còn yếu tố quan trọng nữa để tạo nên khả năng chống chịu nước tốt đó là cho lực nén ép cao. Khi lực nén ép càng cao thì tỷ lệ gỗ ép càng đặc, khoảng trống càng ít sẽ giúp hạn chế nước xâm nhập. Cách tốt nhất để kiểm chứng sàn gỗ này là bạn nên ngâm loại gỗ này trong nước và xem độ trương nở của sàn gỗ có cao hay không.Nếu độ nở càng cao thì chứng tỏ khả năng chịu nước càng kém.
Tiêu chuẩn của gỗ MDF
Một thành phần quan trọng trong lõi ván gỗ MDF đó là keo formaldehyde. Đó là môt loại keo hóa học sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người với khả năng phát tán cao trong không khí.
Để phân biệt được tiêu chuẩn của ván MDF, sẽ căn cứ vào nồng độ formaldehype và phân chia như sau:
- Tiêu chuẩn E2: Sản phẩm có nồng độ Formaldehyde cao nhất. Với loại này chỉ được sản xuất nội địa và một số nước như Trung Phi, Đông Nam Á...
- Tiêu chuẩn E1 đến E0: Nếu sản phẩm có nồng độ Formaldehyde thấp hơn E2 thì sẽ được sản xuất và sử dụng ở các nước châu Á đang phát triển.
- Tiêu chuẩn Carb P2: đây được coi là dòng sản phẩm cao cấp, vì nó rất ít formaldehype. Và nó cũng là mặt hàng chủ yếu được xuất sang Mỹ, EU.
Qua bài viết trên mà chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về gỗ MDF là gì và có nên sử dụng ván gỗ đó hay không. Hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn và đánh giá đúng đắn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ thiết kế và thi công lắp đặt sàn gỗ uy tín, chất lượng hãy liên hệ ngay với Sàn gỗ Lê Hòa qua hotline: 0988 553 839 để được tư vấn một cách nhanh nhất nhé!
Một số bài viết liên quan: